PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH

TRONG THỜI TIẾT GIAO MÙA XUÂN - HÈ.

       Vào thời gian cuối mùa Xuân sang mùa Hè, thời tiết tuy nắng ấm nhưng thỉnh thoảng có những đợt gió mùa Đông bắc làm tiết trời trở lạnh đột ngột. Đây là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,...

       Giao mùa Xuân - Hè là thời điểm số lượng trẻ ốm đau, nhập viện tăng do khí hậu thay đổi và thời tiết thuận lợi để các dịch bệnh bùng phát. Thêm vào đó sự nóng - lạnh đột ngột khiến cơ thể không thể điều tiết kịp thích ứng nên dễ dẫn đến sức đề kháng bị yếu đi, thời tiết sẽ chính là nguyên nhân gây nên một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm,…Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, càng rất dễ mắc những bệnh nguy hiểm.

       Mùa Xuân tiết trời ấm, nồm và ẩm ướt là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, siêu vi trùng sinh sôi và gây nên các loại bệnh tật ở con người. Do đó, mùa Xuân cũng là mùa phát sinh các căn bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ cao ở trẻ em và cả người lớn.

      Mặt khác, do thời tiết nắng ấm nên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến,…cũng phát triển mạnh. Đây là nguồn lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết và bệnh đường tiêu hoá rất nguy hiểm.

      Ngoài các căn bệnh phổ biến như cảm cúm, sổ mũi,…thì các căn bệnh khác như viêm màng não mủ, bệnh sởi, thủy đậu,…cũng có nguy cơ trở thành một thứ bệnh dịch lưu hành. Những loại bệnh này hầu hết đều là những bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và có những biểu hiện ban đầu gần giống như bệnh cảm cúm. Nếu như chúng ta không chú ý phân biệt chúng để có những biện pháp điều trị kịp thời và đúng đắn thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới đe dọa tới sinh mạng của trẻ em. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các bệnh phát sinh, phát triển và có thể gây thành dịch.

1. Bệnh về đường hô hấp:

       Niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Khi hít thở không khí lạnh, niêm mạc hô hấp phản ứng lại bằng sự xung huyết, phù nề và tăng tiết dịch. Phản ứng còn xảy ra khi bị nhiễm lạnh ở những vùng ngoài bộ máy hô hấp như cổ, ngực, vùng lưng, bàn chân, đặc biệt là gan bàn chân. Sự phù nề và xung huyết đường hô hấp kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính của đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen phế quản, bệnh viêm phế quản... nguy cơ quan trọng hơn là các bệnh cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu... phát triển.

       Các bệnh này lây lan theo đường hô hấp qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn ra khi nói chuyện hay ho khạc, làm người lành hít phải.

2. Bệnh về đường tiêu hóa:      

      Hiện nay tình trạng thời tiết diễn biến phức tạp rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết…

     Giao mùa Xuân sang mùa Hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng hay đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh nhân có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn oẹ. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3. Những biện pháp phòng chống.

     - Trong các đợt rét đột ngột (rét nàng Bân vào tháng 3 ÂL) mọi người cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là lòng bàn chân. Chú ý giữ ấm về ban đêm, lúc đi ngủ.    - Đối với các bệnh gây thành dịch: Phải chú ý tiêm vắc-xin phòng dịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Khi có dịch phải thông báo ngay cho cơ quan y tế cấp trên. Khẩn trương cách ly người bệnh, bao vây dập tắt ổ dịch. Mọi người trong vùng có nguy cơ lây nhiễm theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi, có dịch cúm thì tiêm vắc-xin phòng cúm, hạn chế các cuộc hội họp, tụ tập đông người. Nếu có bệnh dịch sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản phải chú ý diệt muỗi, nằm màn, diệt bọ gậy ở chum, vại, bồn, chậu chứa nước, khai thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi.

     Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi chúng ta cần có ý thức chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh. Đối với bệnh lây qua đường máu như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, cần vệ sinh môi trường, dọn dẹp phế thải, loại trừ các ổ bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, thực hiện nằm màn. Đối với bệnh lây theo đường hô hấp như cúm, rubela...cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

      Để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, chúng ta cần thực hiện nghiêm các biện pháp cụ thể như sau:

1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng.

 2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

        3. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Khi có biểu hiện mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

* Đặc biệt trong nhà trường:

     - Tuyên truyền đến giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tốt các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Luôn là cầu nối giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng về phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm,  không  giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nghi bị bệnh, thịt lợn bệnh.

     - Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm phục vụ ăn bán trú. Yêu cầu các nhà cung cấp thực phẩm thực hiện nghiêm túc hợp đồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều chỉnh thực đơn trong tuần, sử dụng các loại thực phẩm đa dạng, phong phú đảm bảo lượng và chất trong bữa ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc quy định giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến và lưu mẫu thức ăn.

      Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Phát quang bụi rậm, xử lý rác thải phế liệu, phun thuốc diệt khuẩn, côn trùng trong khuôn viên nhà trường. Chúng ta cần tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh, đồng thời, thực hiện ăn uống hợp lý về dinh dưỡng như:

       + Ăn chín, uống sôi, chọn mua thực phẩm tươi sạch;

       + Không để thức ăn sống, chín lẫn nhau;

       + Ăn ngay sau khi nấu xong (tốt nhất là 2 giờ đầu);

       + Đun chín kỹ các loại thức ăn khi sử dụng lại;

       + Không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng;

       + Thức ăn nấu chín phải được bảo quản hợp vệ sinh;

       + Rửa tay với nước sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

       - Giáo viên ở các nhóm/lớp: Thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đồ chơi hàng ngày, hàng tuần cho sạch sẽ.

        Trên đây là cách phòng tránh một số bệnh thường gặp khi thời tiêt khi giao Mùa, kính mong các đồng chí cán bộ,  giáo viên, nhân viên và người lao động trong nhà trường thường xuyên gặp gỡ trao đổi, tuyên truyền đến với quý bậc bậc phụ huynh và quan tâm chăm sóc tới các cháu trong nhóm/lớp để chủ động phòng tránh một số bệnh thường gặp khi thời tiết giao Mùa được tốt hơn.

                                                                                     Thị trấn Gia Lộc, ngày 03 tháng 4 năm 2024

                                                                                                        PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                    (Đã ký)

 

 

                                                                                                              Bùi Thị Trọng

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giao mùa Xuân - Hè là thời điểm số lượng trẻ ốm đau, nhập viện tăng do khí hậu thay đổi và thời tiết thuận lợi để các dịch bệnh bùng phát. Thêm vào đó sự nóng - lạnh đột ngột khiến cơ thể kh ... Cập nhật lúc : 14 giờ 43 phút - Ngày 6 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hướng tới kỉ niệm 93 năm ngày thành lập ĐTN CSHCM, chi đoàn trường mầm non Hoa Hồng đã tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động của hội. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 37 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Một khúc giao mùa tháng 3 nữa lại về, tháng 3 với những âm vang của sắc xuân tràn ngập trên mỗi nẻo đường, là khi con người cảm nhận được không khí ấm áp rạng rỡ của đất trời. Cũng là thời đ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 16 phút - Ngày 11 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, là mùa đẹp nhất trong năm để các bạn nhỏ có nhiều những trải nghiệm, khám phá về Thực vật xung quanh bé. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 53 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Đầu xuân Giáp Thìn 2024, trường mầm non Hoa Hồng đã tổ chức hoạt động "TIỆC CHAY THUẦN VIỆT" ngay tuần đầu tiên đi học sau kì nghỉ Tết. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 24 phút - Ngày 1 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Trường mầm non Hoa Hồng xin trân trọng gửi tới quý bậc phụ huynh các nội dung như sau: ... Cập nhật lúc : 9 giờ 40 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm đảm bảo công tác an toàn trong dịp trước- trong và sau Tết Nguyên Đán 2024. Trường mầm non Hoa Hồng phân công lịch cụ thể như sau: ... Cập nhật lúc : 15 giờ 16 phút - Ngày 6 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Các hoạt động trải nghiệm hướng tới ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam được nhà trường tái hiện lại qua buổi trải nghiệm "Du xuân hạnh phúc" vào chiều ngày 30/01/2024 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 47 phút - Ngày 1 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 10/01/2024 các trường MN đã kết hợp cùng các trường Tiểu học trên địa bàn Thị trấn Gia Lộc tổ chức Hội thảo "Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp Một" ... Cập nhật lúc : 7 giờ 58 phút - Ngày 1 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên nuôi và chất lượng bữa ăn bán trú trong trường, nhà trường đã tổ chức Hội thảo "Mô hình bếp ăn bán trú và đa dạng hóa bữa ăn gia đình" vào sáng ... Cập nhật lúc : 11 giờ 19 phút - Ngày 9 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
QUYẾT ĐỊNH V/V CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ II
CÔNG KHAI DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐƯỢC HƯỞNG MỨC HỖ TRỢ GV TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LỘC THEO NGHỊ ĐỊNH 24
CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH V/V PHÊ DUYỆT DANH SÁCH VÀ MỨC HỖ TRỢ GV TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LỘC
NỘI DUNG 3 CÔNG KHAI NĂM HỌC 2023- 2024
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2022- 2023 CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
NỘI DUNG 3 CÔNG KHAI CUỐI NĂM CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG NĂM HỌC 2021- 2022
NỘI DUNG 3 CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG NĂM HỌC 2021- 2022
QUY ĐỊNH VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2021- 2022
BIỂU CHỈ TIÊU V/V TỔ CHỨC VÀ XÉT TUYỂN GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LỘC NĂM 2021
THÔNG BÁO VỀ TỔ CHỨC VÀ XÉT TUYỂN GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LỘC NĂM 2021
NỘI DUNG 3 CÔNG KHAI ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG NĂM HỌC 2020-2021
NỘI DUNG 3 CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG NĂM HỌC 2020 - 2021
THÔNG BÁO VỀ VIỆC CHO TRẺ NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19
CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH THÁNG 01/2021
12345