PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH THỦY ĐẬU

      Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

      Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.

     Những người đã từng bị Thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động  gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.

     Vậy các bậc cha mẹ học sinh trường MN Hoa Hồng cần biết nguyên nhân để phòng tránh và điều trị đúng cách khi trẻ bị mắc bệnh.

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

2. Dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn:

Bệnh thủy đậu gồm có 4 giai đoạn với các biểu hiện nhận biết cụ thể như sau sau:

Thời gian ủ bệnh: (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh):

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10-20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.

Thời kì khởi phát:

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24-48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh:

Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
  • Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.
  • Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.
  • Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhai. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.
  • Viêm tai ngoài, tai giữa: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm tai trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.
  • Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster (VZV) vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.
  • Hội chứng Guillain-Barré (hay chứng liệt Landry) là bệnh hiếm gặp liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên. Bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các dây thần kinh, khiến tứ chi tê yếu, liệt dần rồi lan sang toàn thân. Hiện, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hội chứng Guillain-Barré thường xảy ra khi người bệnh mắc một căn bệnh truyền nhiễm trước đó.
  • Viêm thanh quản: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm thanh quản trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong trong khoang miệng hay niêm mạc miệng gây nhiễm trùng, sưng tấy.
  • Viêm võng mạc: Virus VZV xâm nhập vào giác mạc sẽ tổn thương đến mắt, thậm chí dẫn đến bệnh viêm võng mạc.
  • Hội chứng Reye: Người mắc bệnh thủy đậu trong quá trình điều trị có sử dụng Aspirin sẽ mắc phải Hội chứng Reye - căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan. Các biểu hiện thường gặp của biến chứng này như hôn mê, co giật, vàng da, gan phình to, não bị phù, xuất huyết nội tạng.

4. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả:

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần kết hợp chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

4.1. Chăm sóc tại nhà:

Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buột phải ra ngoài, nên lựa chọn các trang phục kín đáo để tránh gió.

Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7-10 ngày tính từ ngày phát ban.

4.2. Điều trị bằng thuốc:

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Ngoài ra, nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2-3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh cũng như khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhì ... Cập nhật lúc : 16 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LIÊN TRƯỜNG (MẦM NON THỐNG NHẤT - MẦM NON HOA HỒNG) LIÊN CẤP MẦM NON - TIỂU HỌC (THỐNG NHẤT) “CHUẨN BỊ TÂM THẾ SẴN SÀNG CHO TRẺ VÀO LỚP 1, LUYỆN PHÁT ÂM CHUẨN PHỤ ÂM L/N ... Cập nhật lúc : 15 giờ 2 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử không theo quy tắc và thời gian quy định dẫn đến việc trẻ có dấu hiệu nghiện màn hình, thậm chí cãi, đánh nhau để giành q ... Cập nhật lúc : 15 giờ 49 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Giáo dục thể chất là quá trình hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và chức năng, giúp hình thành các kỹ năng cơ bản, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của mỗi người. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 27 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Ngăn nắp là một đức tính tốt, giúp trẻ chủ động trong cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân. Dạy con tính ngăn nắp càng sớm, ba mẹ sẽ càng yên tâm rằng khi trưởng thành bé sẽ có nếp sống ... Cập nhật lúc : 15 giờ 10 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Tết Hàn Thực 3/3 Âm lịch không chỉ là ngày lễ truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để các bé trường mầm non Hoa Hồng trải nghiệm làm bánh trôi, bánh chay - một hoạt động vừa học, vừa chơi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 54 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2025
Xem chi tiết
Việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Trong chủ đề “Bé tìm hiểu Phương tiện giao thông”, nhà trường đã tổ chức cho các bé thực hành kỹ năng đi qu ... Cập nhật lúc : 16 giờ 33 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền giáo dục hiện đại. Công nghệ giờ đây không chỉ đồng hành cùng cô giáo mà còn mở ra ... Cập nhật lúc : 14 giờ 15 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN CHO TRẺ MẦM NON ĐẾN TRƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG ... Cập nhật lúc : 7 giờ 47 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
CÁC BÉ TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG TOẢ SÁNG TÀI NĂNG - RẠNG RỠ NIỀM VUI TẠI GIAO LƯU “BÉ KHỎE - BÉ KHÉO” HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2024-2025! ... Cập nhật lúc : 7 giờ 28 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...